Từ năm 2000 đến nay Trường Cao đẳng công nghiệp và xây dựng Uông bí (bộ Công thương) đã đào tạo và cung cấp cho các ngành kinh tế trong khu vực xấp xỉ 70.000 cán bộ có trình độ trung cấp,cao đẳng và công nhân kỹ thuật thuộc các nhóm nghề: Cơ khí, điện, điện tử, tin học, vận hành cơ giới, khai thác hàm lò, kế toán, kỹ thiật xây dựng, vật liệu xây dựng...Ngoài ra nhà trường còn làm nhiệm vụ đào tạo lại, bồi dưỡng nâng bậc ở các doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh và các tỉnh lân cận và liên kết với một số trường đại học trong nước đào tạo kỹ sư, cử nhân các ngành động lực, cơ khí, kế toán, quản trị kinh doanh, tin học... Về sản xuất kinh doanh đã đạt tổng doanh thu trên 100 tỷ đồng.Tạo nguồn kinh phí đáng kể cho việc bổ sung ngân sách (vốn rất hạn chế) xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,mua sắm trang thiết bị dạy học và tăng thêm thu nhập cho người lao động, năm sau cao hơn năm trước từ 10% trở lên.
Từ đầu tháng 11 năm 2004 Trường ĐT nghề cơ giới và xây dựng đã được Nhà nước nâng cấp thành Trường Trung học công nghiệp và xây dựng.
Hai năm sau, cũng từ đầu tháng 11 năm 2006 nhà trường đã được Nhà nước nâng cấp thành trường Cao đẳng công nghiệp và xây dựng.Trực thuộc Bộ Công thương.
Theo đánh giá của Ban lãnh đạo nhà trường, kết quả trên có nhiều nguyên nhân.Trong đó một nguyên nhân chủ yếu là có sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ đảng trong việc triển khai thực hiện Luật thi đua khen thưởng Nhà nước mới ban hành và triển khai thực hiện Chỉ thị 35CT-TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua trong giai đoạn mới, Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến và Chỉ thị số 17/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 và kế hoạch 5 năm (2006 - 2010).Làm thay đổi cơ bản nhận thức của CBCNV về công tác thi đua.Nhờ đó các phong trào thi đua trong nhà trường không còn bóng dáng của tính hình thức như trước đây mà ngày càng đi vào chiều sâu có qui củ, liên tục, đa dạng...hiệu quả cũng thiết thực hơn.
Về công tác khen thưởng: Lãnh đạo và thủ trưởng các phòng khoa đã có được nhận thức sâu sắc: "Làm tốt công tác khen thưởng chính là để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.Biểu dương kịp thời,chính xác thành tích của các tập thể cá nhân có thành tích là biện pháp quảng bá,kích cầu có hiệu quả nhất trong công tác thi đua". Các hình thức khen thưởng theo nội dung qui định tại Nghị định 56/1998/NĐ-CP của Chính phủ,Chỉ thị hướng dẫn của Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, bộ,ngành...đã được triển khai kịp thời.Cụ thể hoá bằng những chỉ thị,, nghị quyết, văn bản hướng dẫn, mục tiêu,nội dung từng đợt thi đuaở một số mặt như đào tạo,giáo dục,an toàn vệ sinh...nhà trưqờng đã lượng hoá các tiêu chuẩn, mục tiêu biện pháp, tổ chức thi đua sát hợp với từng mặt theo chức năng nhiệm vụ cho từng phòng, khoa, đội và các đối tượng cụ thể.
Trong bình xét thi đua: Ngoài việc đảm bảo tính công khai, dân chủ, đúng người, đúng thành tích, đúng qui chế, chính sách..Nhà trường luôn tuân thủ nghiêm túc qui trình bình xét theo 3 cấp (Tổ công tác, phòng khoa, đến xét duyệt của Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường) và nội dung khen thưởng thi đua của Đảng, Nhà nước. Không châm chước, nới nỏng tiêu chuẩn.
Những tập thể, cá nhân được HĐTĐKT nhà trường đề nghị các cấp từ trung ương đến địa phương công nhận các danh hiệu như CSTĐ, Nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân hay tặng thưởng giấy khen, bằng khen, huy chương...đều được mọi người đồng tình ủng hộ, noi gương học tập.
Trong các phong trào thi đua nhà trường đã có trên 500 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, tiết kiệm, làm lợi hàng chục tỷ đồng. Số tiền thưởng, bồi dưỡng cho tác giả và người hỗ trợ lên tới nhiều trăm triệu đồng. Có nhiều đề tài khoa học, sáng kiến, tiết kiệm không thể tính giá trị bằng tiền nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc chuyển giao công nghệ, mở mang xây dựng trường sở, đổi mới chương trình giáo trình, phương pháp dạy học, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và tổ chức, cải thiện chất lượng cuộc sống,làm lành mạnh hoá môi sinh môi trường, khai thông những khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách, phát triển, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị dạy học...giải quyết việc làm cho người lao động...
Chỉ tính từ năm 2005 đến nay nhà trường đã khen thưởng bằng vật chất cho tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua trên 01 tỷ đồng và đã được nhà nước xét phong tăng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 02 nhà giáo, đó là NGUT Lương Văn Tiến và Tô Văn Hưởng; 01 cờ đơn vị dẫn đầu thi đua của Chính phủ (năm 2004). 05 cờ trường dẫn đầu phong trào thi đua của UBND Tỉnh Quảng Ninh (năm 2004; 2006; 2008) và Bộ Công nghiệp (năm 2005); 01 cờ Công đoàn cơ sở xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và tổ chức công đoàn vững mạnh của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (năm 2006); 03 cờ CĐ cơ sở xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động CNVC của Công đoàn Ngành; 5 CSTĐ ngành công nghiệp, 79 bằng khen của UBND Tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công nghiệp, Bộ Công Thương, Bộ LĐTB-XH, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giao thông - Vận tải cho các tập thể cá nhân. Hàng trăm Huy chương Vì sự nghiệp phát triển CN Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp GD-ĐT; 06 giáo viên giỏi quốc gia; 75 lượt giáo viên giỏi cấp Tỉnh, 341 lượt giáo viên giỏi cấp trường, 475 lượt lao động tiên tiến cấp trường; 97 lượt lao động tiên tiến xuất sắc cấp trường; 46 lượt tổ lao động tiên tiến cấp trường; 09 học sinh giỏi cấp quốc gia, 51 học sinh giỏi cấp tỉnh. Học sinh nhà trường đã được các Hội thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp quốc gia tặng thưởng trên 50 bằng khen, giấy khen.
Từ thực tế công tác thi đua và khen thưởng, lãnh đạo nhà trường đã rút ra một số bài học kinh nghiệm:
- Phải luôn quán triệt phương châm chỉ đạo,từ đó tổ chức hiệu quả phong trào thi đua.Coi đó như là một trong những biện pháp quan trọng,chính yếu để thúc đẩy thực hiện mọi hoạt động trong nhà trường.
- Các cấp uỷ đảng,thủ trưởng các phòng khoa,đội sản xuất phải quan tâm thường xuyên việc tuyên truyền,giáo dục nâng cao nhận thức về công tác thi đua để mọi người thực sự thấm nhuần tư tưởng: "Thi đua là yêu nước, Yêu nước phải thi đua. Tích cực thi đua nhất định sẽ mang lại lợi ích trước hết là cho tập thể, sau là cho chính mình và cho toàn xã hội".
-Gắn liền lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch với lãnh đạo,chỉ đạo phong trào thi đua. Muốn vậy cần giữ vững mối quan hệ tương tác và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chuyên môn và các đoàn thể trong đó nòng cốt là tổ chức công đoàn Đoàn thanh niên nhà trường. Từ đó vận dụng linh hoạt các hình thức thi đua,tổ chức đan xen các phong trào do TW, địa phương và nhà trường phát động. Động viên tinh thần tự giác, tạo dựng không khí hồ hởi, phấn khởi,mối đoàn kết nhất trí, trên dưới một lòng. Thực hiện tốt qui chế dân chủ.Mọi hoạt động thi đua và khen thưởng được công khai hoá, đúng người, đúng thành tích.Tạo điều kiện cho người lao động cùng bàn bạc, cùng thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu thi đua.
Từ thực tế nhà trường trong nhiều năm qua cho thấy ở phòng, khoa,đơn vị nào chi bộ đảng, thủ trưởng đơn vị quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật sự hiệu quả phong tràp thi đua thì nhất định đơn vị đó sẽ nhanh chóng vượt qua mọi khó khăn thử thách.Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch được giao với chất lượng tốt nhất.hiệu quả cao nhất.
- Thường xuyên chấn chỉnh hoạt động của Hội đồng thi đua.Từng uỷ viên của hội đồng thiđua,ngoài thực hiện chức trách đươcj phân công phải thường xuyên nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân trong việc kiểm tra, giám sát.Nắm bắt kịp thời, chủ động đề xuất,giải quyết những vướng mắc khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện thi đua.Tổ chức tốt việc sơ tổng kết. Công khai dân chủ trong chấm điểm. Động viên tinh thần đi đôi khen thưởng vật chất và những chính sách đãi ngộ hợp lý đã là nguồn động lực mạnh mẽ, kích thích khả năng lao động sáng tạo của các cá nhân tạo nên phong trào thi đua vừa liên tục, sâu rộng và có hiệu quả kinh tế trong nhà trường.
- Nhà trường cũng hết sức coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, nêu gương người tốt việc tốt. Thực sự đây cũng là những phần thưởng vô giá với người lao động , vừa là nguồn động viên,cổ vũ mọi người học tập làm theo và thi đua với điển hình tiên tiến.Tạo thành mặt trận rộng khắp trong toàn trường.
- Để thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao số lượng, nhất là chất lượng đào tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động có trình độ công nghệ ngày càng cao.Đồng thời với việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn,cấp học và lưu lượng đào tạo.Nhà trường tiếp tục coi trọng đổi mới công tác thi đua.Tăng cường giáo dục chính trị,tư tưởng.Hướng người lao động tự giác thi đua vì lợi ích tập thể,nhà nước và cá nhân.Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, cổ vũ, tôn vinh những CNVC,giáo viên và học sinh, sinh viên giỏi các cấp. Gắn công tác thi đua khen thưởng với việc đào tạo nguồn nhân lực.Tạo điều kiện để mọi người tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ.
- Trong công tác khen thưởng, nhất là khen thưởng cao nhà trường đề ra chủ trương chú trọng đến các đối tượng là giáo viên, cán bộ khoa học công nghệ, công nhân lành nghề.Thành tích của các đối tượng ở mức độ nào phải được đối chiếu với các tiêu chuẩn để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Nghiêm túc thực hiện các tiêu chuẩn khen thưởng đã được qui định tại Luật Thi đua, Khen thưởng
Thu Uyên