Nhà cái Đăng ký tặng tiền khuyến mãi trải nghiệm nền tảng

Trung Quốc: Sôi sục cuộc chiến gian lận thi cử

Một bộ gồm máy móc và các câu trả lời được bán với giá 20.000 nhân dân tệ (NDT - tương đương 2.900 đô la Mỹ), nhưng với mong muốn con cái mình được học trong các trường đại học danh tiếng nên các bậc cha mẹ vẫn không ngần ngại chi tiền cho món hàng này.

Để đối phó với tình hình thi đại học ngày càng khốc liệt, hệ thống an ninh chặt chẽ giám sát môi trường thi cử, sĩ tử Trung Quốc đã sử dụng những thiết bị gian lận công nghệ cao.  

Những "tên gián điệp" đặc biệt

Đầu tháng 6 vừa qua, cảnh sát Trung Quốc luôn trong tình trạng bận bù đầu với việc truy bắt “gián điệp”. Những tên "gián điệp” này không ăn cắp bí mật quốc gia mà chúng được sinh viên sử dụng để gian lận trong kỳ thi tuyển sinh.

Mặc dù gần đây, cơ hội vào đại học của học sinh đã tăng lên đáng kể nhờ vào nỗ lực mở rộng tuyển sinh của các trường, nhưng các kỳ thi tuyển sinh vẫn còn hết sức khốc liệt.

Ở Trung Quốc, giáo dục đại học có lẽ là con đường duy nhất giúp các thanh niên nghèo vươn lên trong xã hội.


Năm nay Trung Quốc có 10,2 triệu học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào đại học (Ảnh: THX)

 Theo tài liệu từ Bộ Giáo dục, năm nay, có đến 10,2 triệu học sinh tốt nghiệp trung học tham dự kỳ thi tuyển sinh. Nhưng chỉ 60% trong số đó có chỗ trong các trường đại học.

Điều này đã tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt và tình trạng gian lận trong các kỳ thi vì thế mà phổ biến hơn nhiều, đến nỗi Bộ Giáo dục phải lắp đặt hệ thống camera giám sát toàn quốc để quản lý tất cả các phòng thi.

Tuy nhiên, như người Trung Quốc nói: “Cái tốt vốn đã rất mạnh nhưng cái xấu còn mạnh hơn gấp 10 lần”, vì phương tiện giám sát ngày càng tinh vi hơn nên các sĩ tử gian lận cũng sử dụng thiết bị công nghệ cao hơn.

Mặc dù hệ thống an ninh được siết chặt chưa từng thấy, nhưng những thí sinh gian lận trong kỳ thi tuyển sinh năm nay vẫn không hề sợ sệt, họ được cha mẹ, thậm chí cả giáo viên và các quan chức địa phương ủng hộ sử dụng thiết bị gian lận đắt tiền công nghệ cao.

Các loại máy móc này được cấu tạo hết sức đặc biệt: Máy thu âm được gắn vào trong cục tẩy bút chì hay trong đồng hồ, những vật dụng nhỏ không dây có kích thước như hạt đậu, nút bịt lỗ tai cực nhỏ và mỏng, camera có độ sắc nét cao được cấu tạo như những chiếc cúc áo. Các thiết bị này có thể lọt qua hệ thống bảo vệ, các máy dò kim loại mà không bị phát hiện, cảnh sát cho biết.

Phụ huynh và giáo viên cũng ủng hộ... gian lận 

Trước kỳ thi tuyển sinh đại học, trong một chiến dịch truy quét gian lận, cảnh sát miền Tây Bắc tỉnh Cát Lâm đã bắt giữ một nhóm người chuyên sản xuất, bán các loại máy móc và “ăn cắp” đề thi. 60 người bị bắt, hầu hết là giáo sư đại học và hơn 600 thiết bị gian lận bị thu hồi.

Cảnh sát tin rằng băng nhóm này có địa bàn hoạt động ở 7 tỉnh và đã bán một số sản phẩm giúp học sinh gian lận trong kỳ thi tuyển sinh.

“Gian lận trong thi cử đang trở thành một vấn nạn”, ông Mã Hồng Triết, một cảnh sát ở Tùng Nguyên, thành phố nhỏ thuộc tỉnh Cát Lâm, nổi tiếng cả nước với những vụ gian lận trong thi cử nói.

Sản xuất, buôn bán máy móc gian lận cũng được xem là một “ngành” có sự phân chia công việc rõ ràng. Một số người chuyên sản xuất thiết bị, một số khác đi ăn cắp đề thi và một số nữa chịu trách nhiệm gửi câu trả lời qua thiết bị không dây từ ngoài phòng thi vào cho thí sinh.

Chỉ 10 phút sau khi ăn cắp được đề, nhóm này đã có thể gửi câu trả lời cho học sinh khắp Trung Quốc sở hữu thiết bị gian lận mà vẫn đảm bảo bài thi của các thí sinh này không giống hệt nhau.

Ở Tùng Nguyên năm nay, cảnh sát đã phát hiện 14 trường hợp buôn bán các loại thiết bị gian lận và kết tội 25 người.

Các thiết bị này không hề rẻ. Một bộ gồm máy móc và các câu trả lời được bán với giá 20.000 nhân dân tệ (NDT - tương đương 2.900 đô la Mỹ), nhưng với mong muốn con cái mình được học trong các trường đại học danh tiếng nên các bậc cha mẹ vẫn không ngần ngại chi tiền cho món hàng này.

Những thí sinh gian lận ở Tùng Nguyên không chỉ được bố mẹ mà thậm chí là cả giáo viên và các quan chức địa phương ủng hộ. Vừa qua, hai giáo viên trung học phổ thông Lưu Yến Hoa và Hà Thục Khiết đã bị bắt khi đang bán các thiết bị điện tử gian lận cho học sinh. Với công việc này, họ sẽ nhận được khoản tiền hoa hồng hơn 400.000 nhân dân tệ (tương đương với 58.500 đô la), cảnh sát cho biết.

Năm ngoái, một số người có thẩm quyền ở huyện Thiên An, Tùng Nguyên bị bắt quả tang nhận hối lộ của sĩ tử gian lận, trong đó có cả Phó Chánh án Hầu Lập Thu, Phó phòng Giáo dục Dư Triển Ngọc và ba cảnh sát.

Ngoài những “mói hời” về tài chính, còn có những động cơ khác khiến các quan chức giáo dục ở đây “tiếp tay” cho bọn bất chính. Ở Trung Quốc, tỷ lệ học sinh đỗ đại học của một địa phương thường có ảnh hưởng lớn tới uy tín cũng như danh tiếng của các quan chức giáo dục và giáo viên.

Khách hàng của những thiết bị gian lận này không chỉ là các sĩ tử mà còn đông đảo các công chức tham dự các kỳ thi, từ thi tiếng Anh chứng chỉ quốc gia, thi tuyển sinh đến thi kiểm tra chất lượng luật sư và thi công chức.

Hồi tháng 1/2009, trong kỳ thi công chức, cảnh sát đã bắt quả tang gần 1.000 người có hành vi gian lận. Đây là con số lớn nhất kể từ trước tới nay bị phát hiện gian lận trong kỳ thi này.

An ninh tăng cường, gian lận tinh vi hơn

Kỳ thi tuyển sinh năm nay, để chống gian lận trong thi cử, chính phủ đã tăng cường hệ thống an ninh quanh các khu vực thi, tỉnh Cát Lâm đã huy động ít nhất 10.000 cảnh sát giám sát tại các địa điểm thi trong suốt “3 ngày sinh tử”.

Nhưng có lẽ hệ thống an ninh như vậy vẫn chưa đủ. Chỉ tính riêng Tùng Nguyên, trong kỳ thi tuyển sinh năm nay, có ít nhất 33 học sinh bị phát hiện sử dụng các thiết bị điện tử gắn vào tai và máy thu âm. Con số này có thể chỉ là số ít trong vô số các trường hợp chưa bị phát hiện.

Các nhà chức trách tỉnh này tuyên bố sẽ đầu tư gần 50 triệu NDT (hơn 7,3 triệu đô la) để xây dựng hệ thống trang thiết bị chống gian lận vào năm 2010 và xem xét mua các phương tiện giám sát các địa điểm thi, với mức giá ít nhất là 100 triệu NDT (gần 15 triệu đô la).

Không có luật chống gian lận trong kỳ thi, do vậy các thí sinh gian lận vẫn chỉ bị kỷ luật. Nhưng bán, mua hoặc tàng trữ các thiết bị này mà không có lý do chính đáng là phạm tội. Bán các thiết bị giúp học sinh gian lận có thể bị phạt 3 năm tù.

Chính phủ đã đưa ra những hình phạt nghiêm khắc hơn nhằm làm trong sạch môi trường thi cử nhưng dường như nhiều người vẫn không sợ, những người giàu lại áp dụng nhiều “chiêu” gian lận tinh vi hơn.

Vừa qua, theo nhiều báo đưa tin, vì các trường đại học ở Trung Quốc có các chính sách ưu tiên về điểm danh cho học sinh dân tộc ít người, nên quan chức chính phủ ở nhiều thành phố đã giả mạo loại hình dân tộc của con em mình để giúp chúng được hưởng chế độ này.

Ở thành phố Trùng Khánh, thuộc miền Tây Nam Trung Quốc, cảnh sát đã phát hiện 31 học sinh giả mạo loại hình dân tộc, trong đó có cả Hà Xuyên Dương, thí sinh đạt số điểm cao nhất ở tỉnh này và bố mẹ của cậu đều là quan chức nhà nước.

Một tiêu cực nữa là, có nhiều quan chức đã giúp con có được một suất tuyển thẳng vào đại học, cơ hội chỉ dành cho những học sinh thật sự nổi bật.

Ở Tùng Nguyên, phần đông trong số 10 học sinh được tuyển vào các trường đại học danh tiếng 3 năm trở lại đây đều là con “quan”. Năm nay, số lượng “con quan” được tuyển thẳng cũng chiếm đa số, nhưng sau khi bị các phương tiện truyền thông phanh phui, các nhà chức trách đã phải hủy bỏ danh sách này.

Các kỳ thi tuyển sinh được xem là có tính chất quyết định đối với các gia đình người Trung Quốc, vì qua kỳ thi này, họ có thể biết liệu con cái mình có được tiếp tục học trong một trường đại học danh tiếng hay phải lao động kiếm sống.

Ở một đất nước mà khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, người có quyền và người không có quyền khá rõ rệt như Trung Quốc thì kỳ thi tuyển sinh là một trong số ít cơ hội giúp thanh niên ở mọi tầng lớp tranh tài, tranh sức với nhau.

Nhưng nếu các kỳ thi tuyển sinh không công bằng thì nó có thể làm tăng thêm những khoảng cách trong xã hội.

Một số người nói rằng giá trị đạo đức của con cái họ vì thế cũng bị đe dọa – làm sao chúng ta có thể hy vọng một đứa trẻ đã được dạy cho cách gian lận lớn lên sẽ trở thành một công dân trung thực?

Giáo sư Hùng Bỉnh Kỳ, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Giáo dục thế kỷ XXI nói, gian lận sẽ để lại những hậu quả khôn lường ảnh hưởng tới việc tuyển chọn nhân tài của đất nước.

                                                                         (Theo Asia Times)


TIN LIÊN QUAN


TIN TỨC - SỰ KIỆN

Xem thêm...

Nhà cái Đăng ký tặng tiền khuyến mãi trải nghiệm

Trụ sở chính: Số 54 - Khu Liên Phương - P. Phương Đông - TP Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 02033.854497 - Fax:02033.854302

được bảo vệ bởi bản quyền: Nhà cái Đăng ký tặng tiền khuyến mãi trải nghiệm nền tảng

Địa điểm đào tạo số 02: Nguyễn Văn Trỗi - P. Cẩm Thủy - TP Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 02033.862091 - 02033.969661 - Fax:02033.864950

Email: [email protected] - [email protected]

TAG BÀI VIẾT

BẢN ĐỒ CHỈ DẪN

PAGE FACEBOOK

Xét tuyển trực tuyến Nhập học trực tuyến
Xét tuyển trực tuyến
Nhập học trực tuyến