Các đại biểu tham dự tọa đàm phát biểu
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo tọa đàm, Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng nhấn mạnh đến dự theo chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với chủ đề Phát triển hệ thống GDNN hiện đại, mở, linh hoạt, chất lượng, hiệu quả, dễ tiếp cận, công bằng, bền vững và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển KT-XH của đất nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tổng cục trưởng mong rằng 02 ngày Tọa đàm khoa học các nhà khoa học, các đại biểu sẽ trao đổi, thảo luận, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhưng đồng thời phải bám sát những chỉ tiêu, nhiệm vụ được Đảng và Chỉnh phủ giao để phân tích, thống nhất định hướng chung cho Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn tới. Xác định cụ thể các quan điểm, mục tiêu, định hướng về mô hình hệ thống GDNN nào phù hợp với thực tế của Việt Nam; định hướng về đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên tục và định hướng về phát triển bao trùm... Ngoài ra, Tổng cục trưởng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp có giá trị của để cùng đưa ra được những nhóm giải pháp phù hợp, những đề án, chương trình hành động để thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược đề ra.
Toàn cảnh tọa đàm
Tại cuộc tọa đàm, các đại biểu tham dự sẽ nghe và trao đổi về các chủ đề như Tổng kết Giáo dục nghề nghiệp và những vấn đề đặt ra; báo cáo tóm tắt về quá trình xây dựng chiến lược, cấu trúc đề án và các nội dung cần trao đổi; nhu cầu đào tạo lại, công nhận trình độ kỹ năng cho lao động và các giải pháp đặt ra. Các đại biểu cũng được tham dự các nhóm chuyên đề thảo luận chuyên sâu về nhu cầu nhân lực về kỹ năng nghề; Mô hình phát triển giáo dục nghề nghiệp trên thế giới hiện nay; Phát triển kỹ năng bao trùm.
Dự thảo Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra 08 giải pháp, bao gồm: (1) Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách phát triển GDNN; (2) Đổi mới quản trị hệ thống giáo dục nghề nghiệp; (3) Tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và phát triển bao trùm; (4) Hoàn thiện, nâng cao các yếu tố bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp; (5) Thực hiện chuyển đối số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động đào tạo; (6) Tăng cường nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp; (7) Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo trong giáo dục nghề nghiệp; (8) Truyền thông, hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp. trong đó xác định giải pháp (3) “Tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và phát triển bao trùm” và giải pháp (5) “Thực hiện chuyển đối số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động đào tạo” là những giải pháp đột phá.
Nguồn: //gdnn.gov.vn/