Ở THPT, sẽ đạt chuẩn phổ cập cơ bản 9 năm đúng độ tuổi ở hầu hết các tỉnh và TP vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 80% dân số trong độ tuổi đạt trình độ tương đương THPT; 65% người lao động trong độ tuổi được đào tạo.
Đây là 2 giải pháp được Bộ GD-ĐT xác định là mang tính quyết định, đột phá nhằm đổi mới giáo dục Việt Nam. Viện trưởng Viện Khoa học GD (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Hữu Châu thông tin về những nội dung cơ bản của dự thảo lần thứ 12 của Chiến lược Phát triển Giáo dục giai đoạn 2009 - 2020.
Theo dự thảo, chậm nhất 2015 Việt Nam sẽ có chương trình GD phổ thông mới, hướng đến sự lựa chọn cho từng cá nhân người học. Ảnh: Lê Anh Dũng
Cụ thể: Thực hiện phổ cập 1 năm đối với trẻ 5 tuổi - trước khi vào tiểu học. Vấn đề này đang bắt đầu hình thành đề án chuẩn bị.
|
|
"Phổ cập 1 năm đối với trẻ 5 tuổi và điểm nhấn giáo dục đại học"
|
Đặc biệt, GD đại học phải là "điểm nhấn": Phấn đấu để có ít nhất 5 ĐH Việt Nam được xếp hạng trong top 100 ĐH đầu của ASEAN và 2 ĐH nằm trong top 200 của ĐH thế giới.
Chất lượng và hiệu quả: Chương trình và phương pháp giảng dạy GD mầm non phải đổi mới quyết liệt; Giáo dục phổ thông không chỉ đẩy mạnh rèn chữ mà đẩy mạnh rèn năng lực làm người - một con người toàn diện. Đặc biệt, HS phổ thông sẽ có khả năng sử dụng tin học và ngoại ngữ.
Ở các chương trình nghề nghiệp, có 95% HS tốt nghiệp được cơ quan tuyển dụng đánh giá đạt yêu cầu làm việc. Trong vòng 5 năm tới, sẽ cung cấp được nguồn lao động có thể xuất khẩu, có thể cạnh tranh về xuất khẩu nhập khẩu nguồn nhân lực. 5% SV tốt nghiệp ĐH đạt trình độ giỏi của các trường ĐH hàng đầu của ASEAN; SV tài năng sẽ được chú trọng và bồi dưỡng để có thể tạo vốn tinh hoa của đất nước.
Về nguồn lực: Cung ứng đủ, phân bổ và sử dụng hiệu quả, đảm bảo điều kiện phát triển. Phấn đấu đến năm 2015 giữ được mức đầu tư ngân sách cho giáo dục là 21% và duy trì ở những năm tiếp theo. Huy động được từ các tổ chức kinh tế xã hội và được chia sẻ một cách hợp lý giữa nhà nước, gia đình và người học tạo nên “nguồn vốn” đủ để tạo nên nền GD có chất lượng.
11 giải pháp chiến lược
Dự thảo nêu 11 giải pháp, trong đó, có 2 giải pháp ngành GD muốn đệ trình Chính phủ và coi đây là 2 giải pháp mang tính quyết định, đột phá.
1. Đổi mới quản lý GD: Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành vấn đề cải cách hệ thống GD quốc dân trong quý 1/2009 để xóa đi tất cả những yếu kém, bất cập trong hệ thống. Sẽ tiến hành cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống GD, đẩy mạnh ứng dụng tin học hóa quản lý.
2. Xóa bỏ biên chế, chuyển sang hợp đồng đối với đội ngũ nhà giáo, tạo nên sự cạnh tranh phấn đấu của mỗi cá nhân. Sẽ miễn giảm học phí và cung cấp học bổng để thu hút HS vào các trường sư phạm…Thu hút giảng viên nước ngoài có uy tín về dạy học; tăng cường đẩy mạnh các khóa bồi dưỡng giáo viên bằng các chương trình tiên tiến. Đặc biệt là chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ để nâng trình độ giảng viên ĐH ở tầm tốt hơn.
3. Phát triển tài liệu chương trình GD, chậm nhất 2015 Việt Nam sẽ có chương trình GD phổ thông mới với những yếu tố tích cực hơn và hướng đến sự lựa chọn cho từng cá nhân người học. Viết nhiều bộ SGK dựa theo chương trình chuẩn.
3 thách thức
Trong tầm nhìn đến năm 2020, dự thảo nhấn mạnh 3 ý: Phấn đấu đến một nền GD hiện đại, mang tính dân tộc; mang đến một cơ hội học tập tốt hơn cho mọi người; Chuẩn bị đào tạo những người lao động hiện đại có thể làm việc trong môi trường quốc tế.
Từ đó, chiến lược đưa ra 3 mục tiêu, cũng được đánh giá là "3 thách thức cần vượt qua": quy mô, chất lượng và quản lý GD.
Quy mô giáo dục: Phát triển hợp lý để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ CNH-HĐH và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.
4. Định kỳ 3 năm một lần, tổ chức đánh giá chất lượng học tập toàn quốc và công bố công khai để xã hội biết chất lượng GD Việt Nam đang ở mức nào.
|
|
"2 giải pháp đột phá: ban hành vấn đề cải cách hệ thống GD quốc dân; xóa bỏ biên chế, chuyển sang hợp đồng đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên, tạo nên sự cạnh tranh phấn đấu của mỗi cá nhân"
|
5. Xây dựng các chương trình kiểm định độc lập các cơ sở và công bố công khai.
6. XHH GD với cơ chế học phí mới, có tinh thần đảm bảo sự chia sẻ giữa người học-nhà nước và người sử dụng. Nghiên cứu có hỗ trợ cho các cơ sở NCL về đất đai, vốn, thuế và xác định rõ những tiêu chí thành lập các cơ sở này
7. Đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thành các chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, ưu tiên quỹ đất để xây dựng một số khu ĐH chung, tạo quỹ đất để xây dựng các trường học, phấn đấu học 2 buổi/ngày; Xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại ở một số trường ĐH trọng điểm.
8.Gắn đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, lập các trung tâm dự báo, phân tích, dự đoán nhu cầu nhân lực của đất nước, cung cấp nguồn thông tin cho các cơ sở đào tạo. Đồng thời tạo điều kiện cho các DN tham gia vào quá trình đào tạo và mở các chương trình đào tạo trong các DN lớn.
9. Hỗ trợ GD cho các vùng miền ưu tiên tạo công bằng xã hội thì sẽ thực hiện cơ chế học bổng, học phí, quỹ tín dụng SV; hỗ trợ và giảm giá SGK cho những HS vùng sâu, vùng xa, đặc biệt với người khuyết tật và ưu tiên tuyển sinh với người dân tộc thiểu số.
10. Nâng cao hiệu quả hoạt động KH-CN, tập trung vào việc tổ chức 1 số ĐH phát triển theo hướng nghiên cứu, phấn đấu đến năm 2010, có 30 trường ĐH theo hướng nghiên cứu cơ bản, còn lại sẽ phát triển theo hướng nghề nghiệp. Hình thành tốt hơn tam giác liên kết giữa các ĐH, cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp.
11. Xây dựng những cơ sở GD tiên tiến, xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Tiến tới phát triển mạng lưới các trường ĐH thân thiện.
Điểm mạnh, điểm yếu của GDVN
Điểm mạnh
|
|
Điểm yếu
|
Quy mô mạng lưới phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và THCS được đẩy mạnh và làm tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi biết chữ của cả nước. Công tác XHH được phát triển đã thu hút sự đóng góp của người dân vào quá trình giáo dục của nhiều thành phần trong xã hội. Đến thời điểm này, GD Việt Nam đã trở thành mối quan tâm lớn của nhiều thành phần - họ đã tham gia hiến kế cho GD.
Tính công bằng trong GD được cải thiện, đặc biệt với trẻ em gái, trẻ dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật.
|
|
Yếu kém lớn nhất: Hệ thống GD không đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học, các trình độ.
Chất lượng GD vẫn còn rất thấp so với yêu cầu đất nước và các nước (dù quá tiến bộ so với giai đoạn trước)
Chương trình GD, SGK chậm đổi mới, lạc hậu.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD chưa đủ tầm đáp ứng mong muốn của thời đại hội nhập, toàn cầu hóa quyết liệt (mặc dù họ đã làm nên “bức tranh GD trong nước” còn nhiều khiếm khuyết nhưng rất đáng tự hào)Quản lý GD yếu kém, lúng túng.
Cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu (mặc dù Chính phủ có nhiều chương trình đầu tư)
|
Nguồn (Việt nam net)