Sự kiện là một phần của sáng kiến ASPIRES của Chính phủ Australia Chương trình Các diễn giả và các đối tác Australia trong lĩnh vực Nghiên cứu, Giáo dục và Kỹ năng) nhằm hỗ trợ cải cách giáo dục và kỹ năng thông qua các sự kiện chia sẻ kiến thức.
Tham dự Hội thảo có TS Lê Anh Vinh – Viện phó Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, bà Joanna Wood – Tham tán Giáo dục và Khoa học Đại sứ quán Australia, đại diện nhóm công tác giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), lãnh đạo một số trường ĐH và đặc biệt là hai chuyên gia đến từ Trường ĐH Deakin (Australia): GS Jane den Hollander AO – Hiệu trưởng và GS Mike Ewing – Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa Luật và Tài chính.
Sơ bộ bức tranh quy hoạch tổng thể giáo dục ĐH tới năm 2030
Tại Hội thảo, TS Đặng Văn Huấn – Chuyên viên Vụ GD ĐH (Bộ GD&ĐT), thành viên nhóm công tác giáo dục đại học – trình bày những nội dung chính liên quan đến dự thảo nội dung Quy hoạch tổng thể giáo dục Đại học tới năm 2030 với 5 trụ cột: Tự chủ, chịu trách nhiệm giài trình; Tái cơ cấu; Cơ chế huy động vốn, đầu tư cho giáo dục đại học; Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu; Kết nối với doanh nghiệp, kinh tế tư nhân.
Tầm nhìn của dự thảo là đến năm 2035, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực cho nến kinh tế tri thức; tiên phong và dẫn dắt quá trình đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập toàn diện với hệ thống năng lực cạnh tranh và sự thịnh vượng của quốc gia.
Các mục tiêu của Quy hoạch liên quan đến giáo dục – đào tạo; nghiên cứu và đổi mới sáng tạo ở các trường; đào tạo nghiên cứu và chuyển giao kiến thức, trong đó, mục tiêu liên quan đến GD – ĐT.
Về giải pháp, có 5 nội dung gồm: Tái cấu trúc; quy hoạch mạng lưới; tăng cường đầu tư và sự tham gia của lĩnh vực kinh tế tư nhân; đảm bảo nguồn lực, tài chính bền vững; cải thiện hệ thống thông tin phục vụ cho các công tác.
|
GS Jane den Hollander AO thuyết trình tại Hội thảo |
Điều gì tạo nên một trường đại học đẳng cấp thế giới?
Chủ đề thuyết trình của GS Jane den Hollander AO – Hiệu trưởng Trường ĐH Deakin là “Những thách thức trong việc điều hành trường ĐH công trong bối cảnh thay đổi”
Chuyên gia giáo dục đến từ Australia đã trình bày định nghĩa đại học tầm cỡ thế giới trong bối cảnh toàn cầu hiện nay; Thiết lập mối quan hệ các bên cùng có lợi với doanh nghiệp, cộng đồng và chính phủ; Phát triển các mối quan hệ đối tác trong khu vực và quốc tế; Xây dựng môi trường nghiên cứu; Thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên và học sinh tầm cỡ thế giới; Thách thức và cơ hội đến từ sự thay đổi của công nghệ.
Đáng chú ý, khi đề cập đến nội dung “Điều gì tạo nên một trường đại học đẳng cấp thế giới?”, GS Jane den Hollander AO cho biết: Trong khi không có một định nghĩa cụ thể nào về đại học đẳng cấp thế giới, có những chỉ tiêu chung bao gồm: Mức dộ vốn, tỷ lệ sinh viên so với nhân viên, số lượng sinh viên quốc tế và nhân viên quốc tế, nguồn lợi từ nghiên cứu và ảnh hưởng của các nghiên cứu và phần trăm số bài báo với cộng sự quốc tế.
Đáng chú ý là luôn có sự thiên vị vốn có đối với ngôn ngữ tiếng Anh và các mô hình giáo dục phương Tây trong tất cả các xếp hạng phổ biến. Nên nhớ rằng những bài báo có tầm ảnh hưởng đầu tiên của Einstein được viết bằng tiếng Đức và những công trình đầu tiên của Marie Curie được xuất bản bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới ngày nay được xuất bản bằng tiếng Anh.
|
GS Mike Ewing (đứng) thuyết trình tại Hội thảo |
Cải thiện thành tích nghiên cứu như thế nào?
GS Mike Ewing “gỡ” câu hỏi này với các nội dung liên quan đến: Sản phẩm nghiên cứu, uy tín, thứ hạng; Phối hợp giảng dạy/ học tập/ nghiên cứu; Kiểm định và công nhận quốc tế; Liên kết doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
GS Mike lưu ý cần tránh những lỗi mà nước Úc đã gặp. Đó là: Nên có hệ thống bổ nhiệm các vị trí không thời hạn hiệu quả. Hoặc tốt nhất không nên sử dụng hệ thống này, chỉ ký các hợp đồng có thời hạn;
Tất cả mọi trường đại học không thể/không nên giảng dạy tiến sĩ (trong khi tại Mỹ có 50/900 trường kinh doanh);
Mô hình phân chia công việc – tạo thành một văn hóa không lành mạnh khi quy định những người làm nghiên cứu tốt nên giảng dạy ít. Xem việc giảng dạy như hình phạt. Điều này dẫn đến sinh viên bị bất lợi.
Đừng quá chú trọng vào đầu vào (quỹ nghiên cứu) trước đầu ra (số lượng bài báo)…
Cùng đó, GS Mike nêu lên những thử thách đối với Việt Nam – dưới góc nhìn của ông. Đó là các thách thức trong việc thu hút Việt kiều trở về; Mức lương của giảng viên tại Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc và Úc; Khối lượng giảng dạy nên cạnh tranh; Hạn chế công khai/thể chế hóa sự ưu ái đối với khoa học “cứng”…
|
Các chuyên gia Việt Nam và Australia và lãnh đạo, đại diện các trường ĐH đã cùng thảo luận |
Tại Hội thảo, các chuyên gia Việt Nam và Australia và lãnh đạo, đại diện các trường ĐH đã cùng thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường; kinh nghiệm tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng quốc tế cùng những ý tưởng trong việc khuyến khích các trường đại học gắn kết với doanh nghiệp.