Nhà cái Đăng ký tặng tiền khuyến mãi trải nghiệm nền tảng

5 bài luận chính trị - Rèn luyện thanh niên

"Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhàViệt Nam" Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh (Tóm lược những mốc lớn trong sự nghiệp dựng và giữ nước)

 

(Tóm lược  những mốc lớn trong sự nghiệp dựng và giữ nước) 
"Dân ta phải biết sử ta 
cho tường gốc tích nước nhàViệt Nam" 
Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh 

Câu 1: Đất nước ta được thành lập từ thế kỷ nào? 
Ðáp: Những phát hiện của khảo cổ học đã chứng minh được rằng từ buổi bình minh của lịch sử loài người, trên đất Việt Nam đã có con người sinh sống.Cư dân nguyên thủy đã từng sáng tạo ra các nền văn hóa nổi tiếng như: văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Ða Bút,... Suốt chiều dài lịch sử đất nước, nhiều di chỉ đã được khai quật với nhiều cổ vật quí giá mà tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ. Trải qua thời kỳ đồ đá, Việt Nam bước vào thời đại đồ đồng cách đây hơn 4000 năm. Truyền thuyết kể rằng lúc này nước ta có khoảng 15 bộ lạc. Bộ lạc mạnh nhất gọi là Văn Lang. Bộ lạc này có vị thủ lĩnh tài ba thu phục được các bộ lạc khác và trở thành thủ lĩnh của 15 bộ lạc nói trên. Vị thủ lĩnh ấy gọi là vua Hùng, cha truyền con nối. Các vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạch Hạc, Vĩnh Phúc ngày nay).  Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng đơn giản. Ðứng đầu mỗi bộ lạc là một Lạc tướng, cũng cha truyền con nối. Dưới  các bộ lạc là những công xã nông thôn do một Bồ Chính (già làng) đứng đầu. Mỗi công xã có một ngôi nhà chung làm nơi tập họp, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng,... Văn Lang là tên gọi đầu tiên của nước ta. 
Ðến thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nước Văn Lang và nước Âu Việt  (một bộ tộc mạnh đã có mặt ở vùng Bắc Bộ từ lâu) hợp nhất lập ra nước Âu Lạc do An Dương Vương trị vì. An Dương Vương tên là Thục Phán nên còn gọi là Thục An Dương Vương. Thục Vương cho dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa (vùng Ðông Anh, Hà Nội ngày nay). Sau chiến công vĩ đại đánh bại mấy chục vạn quân xâm lược của nhàTần phương Bắc, Thục Vương quyết  định xây dựng Thành Cổ Loa. Ðây làmột công trình đồ sộ của tổ tiên ta. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu luỹ xây đến đó, chân thành được chẹn  một lớp đá tảng, quả là một kỳ công của lao động sáng tạo. 
Như vậy các vua Hùng có công dựng nước đầu tiên như Bác Hồ đã dạy. Nước Văn Lang của các Vua Hùng tồn tại và phát triển tới hơn hai nghìn năm. 

Câu 2: Sau khi bị Phong kiến phương Bắc xâm lược, những cuộc khởi nghĩa lớn nào đã diễn ra trên đất nước ta? 
Ðáp: Nước Âu Lạc tồn tại được 50 năm thì bị phong kiến phương Bắc xâm lược (kéo dài 246 năm). Năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc và Trưng Nhị nổi dậy khởi nghĩa ở Mê Linh. Ðất nước giành được quyền tự chủ. Vài năm sau đó, phong kiến phương Bắc lại sang xâm lược nước ta lần thứ 2 (kéo dài 501 năm). Trong thời gian đó, Bà Triệu, quê ở Thanh Hóa nổi lên khởi nghĩa (năm 248). Rồi đến Lý Bí quê ở Thái Bình nổ dậy quét sạch bọn đô hộ, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Ông lập ra triều đại Tiền Lý, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Lý Nam Ðế, người anh hùng dân tộc  xây nền độc lập, tự chủ của đất nước. 
Dưới triều Lý, nhân dân ta ra sức xây dựng lại đất nước và phát triển nghề nông, bên cạnh nghề nông còn có nghề đánh bắt cá, nghề gốm cũng khá phát triển. Nhiều ngôi đền, chùa được xây dựng. Năm 603, phong kiến phương Bắc lại sang xâm lược nước ta. Sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ  3 ( kéo dài 336 năm). Trong thời gian này, nhiều cuộc khởi nghĩa lại nổ ra như  khởi nghĩa Lý Tự Tiên, Ðinh Kiến, (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766 - 791), Dương Thanh (819 - 820) 
Ba lần bị xâm lược và bị đô hộ  trên 1000 năm  nhưng nhân dân ta luôn vùng lên đánh lại quân xâm lược, đấu tranh giữ gìn bản sắc dân tộc, làm thất bại âm mưu  đồng hóa của ngoại bang. 

Câu 3: Sau khi khôi phục quyền độc lập, tự chủ, đất nước ta phát triển và chống xâm lược như thế nào từ thế kỷ thứ X đến thế lỷ thứ XV? 
Ðáp: Năm 905, Khúc Thừa Dụ quê ở Cúc Bồ (Ninh Thanh, Hải Dương) nổi dậy khôi phục nền tự chủ của đất nước buộc phong kiến phương Bắc (nhà Ðường) phải công nhận. Nhưng chỉ một thờigian ngắn, nền độc lập mới giành được sau những  đêm trường Bắc thuộc lại bị đe dọa.  Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV  đất nước ta phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, văn hóa đồng thời đã nhiều lần đánh bại quân xâm lược, lập nên những chiến công hiển hách. 
1. Ðại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng. 
Năm 938, các chiến thuyền của giặc phương Bắc vượt biển sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền, vị tướng tài đức vẹn toàn quê ở Ðường Lâm (Ba Vì - Hà Tây ngày nay) đưa ra kế sách độc đáo cắm cọc trên sông  Bạch Ðằng. Trận thuỷ chiến diễn ra ác liệt và quân ta đã đại thắng, tướng giặc Hoằng Thao bị tiêu diệt cùng với quan quân củahắn. Triều Ngô được thiết lập và truyền qua 3 đời kéo dài 26 năm. Lúc này cả nước chia thành 12 sứ quân. 
Khi nhà Ngô suy yếu, các sứ quân nổi loạn cát cứ các vùng của đất nước. Ðinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước nhà và lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Ðại Cồ Việt. Khi Ðinh Tiên Hoàng mất, quân sĩ  đã một lòng tôn Lê Hoàn, một tướng có tài lên làm vua, lập ra triều đại nhàTiền Lê (980 - 1009). 
2. Sự phát triển rực rỡ của nước  Ðại Việt. 
Năm 1009 vua Lê Long Ðỉnh chết. Triền đình suy tôn Lý Công Uẩn quê ở Bắc Ninh lên làm vua. Năm 1010 LýThái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư  về Ðại La và đổi tên là Thăng Long, đặt tên nước là Ðại Việt. Nước Ðại Việt bước vào thời kỳ phát triển mới. Sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi được mở rộng, các nghề thủ công, nghề đánh bắt cá được phát triển mạnh,... Năm 1070, nhà nước dựng Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long và sau đó mở khoa thi đầu tiên để chọn người tài ra giúp nước. Văn Miếu và Quốc Tử Giám được thành lập là mốc son chói lọi hình thành nền giáo dục quốc gia, nền văn hiến ÐạiViệt. 
Năm 1075, khi biết nhàTống chuẩn bị sang xâm lược nước ta, vua Lý cử danh tướng Lý Thường Kiệt bất ngờ dẫn 10 vạn  quân vượt biên giới đánh Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu phá tan âm mưu xâm lược của địch rồi nhanh chóng rút quân về nước. Một năm sau, quân Tống ồ ạt kéo sang nhưng  bị chặn đánh ở phòng tuyến Sông Cầu. Nền độc lập  của nước ta được giữ vững. Bốn câu thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt được xem như  "Bản tuyên ngôn độc lập" đầu tiên: 
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư 
Như  hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
Nhữ  đẳng hành khan thủ bại hư"
Tạm dịch như sau: 
" Sông núi nước Nam vua Nam ở 
Rành rành định phận tại sách trời 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời"
Vua cuối cùng của nhà Lý không có con trai nên nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng lúc mới 7 tuổi. Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, lập ra triều đại nhàTrần. Nhà Lý tồn tại hơn 200 năm với những thành tựu rực rỡ về mọi mặt. 
3. Ba lần đại thắng quân xâm lược Nguyên - Mông. 
Nhà Trần tồn tại 175 năm trong đó 3 lần làm nên chiến công hiển hách, chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, những đạo quân tàn bạo đã đánh phá, xâm chiếm gần khắp Châu á, Châu Âu, thống trị toàn bộ nước Trung Hoa,  Mông Cổ, Triều Tiên,... nhưng khi đem quân xâm lược nước ta chúng đã bị đánh bại hoàn toàn. 
LầnThứ I: Tháng 1 năm 1258, giặc Nguyên - Mông kéo đại binh vào nước ta. Tại Bình Lê Nguyên ( namVĩnh Phú) quân ta mở trận đánh lớn. Tướng giặc là Triệt Ðô phải tự sát. Nhân dân Thành Thăng Long thực hiện "Vườn không nhà trống". Lão tướng Trần Thủ Ðộ tâu với với vua Trần Thái Tông "Ðầu tôi chưa rơi xuống đất, bệ hạ không có gì phải lo". Trận thứ hai, quân xâm lược đại bại ở Ðông Bộ đầu ( namThăng Long) phải tháo chạy. Quân ta giải phóng Thăng Long và truy kích giặc đến biên giới. 
Lần thứ 2: tháng 1 năm 1285, giặc Nguyên - Mông lại kéo  đại binh sang xâm lược nước ta. Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến nhân dân. Tất cả đều trả lời: "Ðánh". Dưới quyền thống soái của Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn, nghĩa sĩ ta đều thích lên cánh tay hai chữ  "Sát thát". Với các trận thắng oanh liệt ở Hàm Tử, Vạn Kiếp,... và nhiều nơi khác, bộ binh và thuỷ quân của giặc đại bại. Tướng giặc Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Toa Ðô phải tháo chạy. Chỉ trong 2 tháng phản công, quân ta tiêu diệt hàng chục vạn quân địch. Thượng tướng Trần Quang Khải làm bài thơ mừng công tại kinh thànhThăng Long: 

"Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù 
Thái Bình nên gắng sức 
Non nước cũ ngàn thu"

Lần thứ 3: Tháng 10/1287, giặc Nguyên - Mông lại xuất đại binh thủy, bộ theo nhiều hướng khác nhau sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Lần này chúng sử dụng một đội quân thủy cực mạnh. Quân ta đóng cọc ở ngã ba sông Bạch Ðằng và sông Chanh. Dưới quyền thống soái của vua Trần và các danh tướng như  Nguyễn Khoái, Ðỗ Hành, Trần Quốc Bảo, Nguyễn Xuân,...   các cánh quân  trên bộ và thủy quân của ta được hỗ trợ bằng những bè hỏa công đã lập nên chiến công lừng lẫy, đánh tan tác thuyền địch (bị đốt cháy do hỏa công và bị chìm do đâm vào cọc ), bắt sống 400 thuyền giặc vàcác tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ, Sầm Ðoàn,... 
Hai câu thơ được truyền lại đời sau: "Bạch Ðằng  một trận hỏa công 
Ðại phá quân giặc huyết hồng tràn sân"
Ðại thắng Bạch Ðằng lần này của quân ta vang dội  sang cả miền Tây á và Trung Ðông thời đó. 
Từ cuối thế kỷ XIV, nhà Trần bước vào thời kỳ suy vong. Một quý tộc trong triều là Hồ Quý Ly ép  vua  Trần nhường ngôi và lập ra Triều Hồ. Hồ Quý Ly  thực hiện một số cải cách. Cuộc cải cách đang tiến hành thì phong kiến nhà Minh phương Bắc lại kéo 20 vạn quân sang xâm lược nước ta và thiết lập chế độ cai trị khắc nghiệt. 
4. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. 
Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ơ ỷLam Sơn (Thanh Hóa). Nhà Minh sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân sang tiếp viện bị quân và dân ta chặn đánh,chém chết Liễu Thăng ở ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Sau khi đánh tan quân giặc, giành lại độc lập cho đất nước, Lê Lợi lập ra triều đại Nhà Lê, đặt tên nước là Ðại Việt, đổi tên kinh đô Thăng Long thành Ðông Ðô. Nền danh hiến nước ta tiếp tục phát triển với nhiều danh nhân mà tiêu biểu là Nguyễn Trãi với Bình Ngô Ðại cáo, bản hùng văn vĩ đại, tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc: "Như nước Ðại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu, cõi bờ sông núi đã riêng, phong tục Bắc Nam cũng khác..Cùng Hán, Ðường, Tống, Nguyên đều xưng đế một phương. Mạnh, yếu tuy có khác nhau nhưng hào kiệt không bao giờ thiếu". 
Năm 1527, một võ quan triều Lê là Mạc Dung cướp ngôi vua lập ra  nhà Mạc. Nhiều cựu thần nhà Lê không chịu thần phục nên nổi dậy chống lại khắp nơi. Năm 1533, Nguyễn Kim tìm người dòng dõi nhà Lê tôn lên làm vua lập ra nhà Hậu Lê. Nhưng vua chỉ là bù nhìn, quyền hành nằm trong tay Nguyễn Kim. Khi Nguyễn Kim chết,  quyền hành nằm trong tay con rể làTrịnh Kiểm. Con trai Nguyễn Kim  là Nguyễn Hoàng bỏ vào Nam  tập hợp lực lượng. Họ Nguyễn  không phục tùng họ Trịnh. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra kéo dài suốt mấy chục năm. Sau đó, Trịnh - Nguyễn  chia cắt đất nước lấy sông Gianh làm giới tuyến. Tình trạng này kéo dài hàng trăm năm. 

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ tập đoàn phong kiến Ðàng trong, Ðàng ngoài và đại phá quân xâm lược Nhà Thanh, giải phóng Thăng Long, thực hiện thống nhất nước nhà như thế nào? 
Ðáp: 
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đã phát động cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, chiến thắng được tập đoàn họ Nguyễn ở  Ðàng Trong và tập đoàn họ Trịnh ở  Ðàng ngoài. 
Năm 1788, phong kiến phương Bắc (nhà Mãn Thanh) sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta. Ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu là Quang Trung. Với tài trí tuyệt vời, ông đã kéo quân thần tốc ra Bắc tiêu diệt quân Thanh và giải phóng kinh thành Thăng Long, thực hiện thống nhất đất  nước. Vua Quang Trung tổ chức xây dựng lại đất nước, tiến hành nhiều cuộc cải cách lớn. Triều đại Tây Sơn tồn tại 25 năm, truyền được ba đời vua, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). 
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, đến năm 1884 chúng đặt ách đô hộ lên toàn cõi Việt Nam. Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến anh dũng và tổ chức  nhiều cuộc khởi nghĩa khắp trong cả nước, nhưng do chưa tìm được đường lối đúng đắn nên trước sau các phong trào đấu tranh đều bị đế quốc và phong kiến dìm trong biển máu. Năm 1940, phát xít Nhật kéo quân vào Việt Nam và đến tháng 3/1945 hất cẳng Pháp, độc chiếm xứ Ðông Dương. 

Câu 5: Nguyễn ái Quốc tìm  đường cứu nước cứu dân như thế nào và sự ra đời của Ðảng Cộng sản  ở nước ta có ý nghĩa gì đối với cách mạng Việt Nam? 
Ðáp:  Giữa lúc cách mạng nước ta đang trong đêm tối chưa tìm được lối ra thì  Nguyễn  ái Quốc (tức chủ tịch Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu, bốn biển để tìm đường cứu nước. Người tham gia hoạt động xã hội trong Ðảng xã hội Pháp, sau đó tham gia thành lập Ðảng Cộng sản Pháp (1920). Bước ngoặt trong tư tưởng Nguyễn ái Quốc diễn ra khi Người được đọc Luận  cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. 
Năm 1924, Nguyễn Aựi Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc)  trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn  bị thành lập Ðảng CSVN. 
Ngày 3/2/1930, Hội nghị họp nhất ba tổ chức Ðảng họp tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) dưới sự chủ trì  của Ðồng chí Nguyễn Aựi Quốc. Hội nghị nhất trí  thành lập Ðảng thống nhất lấy tên là Ðảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Ðiều lệ vắn tắt, Sách lược vắn tắt và chương trình của Ðảng. 
Ngay khi mới ra đời, Ðảng ta đã qui tụ, đoàn kết chung quanh mình các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn, rộng khắp với các phong trào đấu tranh mạnh mẽ mà tiêu biểu  là cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kỳ,... Qua 15 năm lãnh đạo cách mạng với sự hy sinh oanh liệt của biết bao đồng chí trong đó nổi lên những tấm gương sáng ngời như Trần Phú, Ngô GiaTự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Thụ,... Ðảng ta đã lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 thành công trọn vẹn, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do. Nhưng Thực dân Pháp vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta lần nữa. Ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, Ðảng và nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, giành thắng lợi ngày càng to lớn. 
Những tấm gương chiến đấu anh hùng như  La văn Cầu, Võ Thị Sáu, Cù Chính Lan, Tô Vĩnh Diện,...đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân và tuổi trẻ nước ta  trong phong trào thi đua giết giặc lập công thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. 
Chiến thắng Ðiện Biên Phủ lịch sử (5/1954) là chiến công chói lọi của quân dân ta sau 9 năm kháng chiến trường kỳ. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới. Ðảng và nhà nước ta lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: 
- Một là, tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành  căn cứ  vững mạnh của cả nước, hậu phương lớn của miền Nam. 
- Hai làtiến hành Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở  miền Nam, chống đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam thực hiện  thống nhất nước nhà. 
Với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập tự do", với quyết tâm "Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu, đồng bào và tuổi trẻ cả nước ta đã nhất tề xông lên với biết bao tấm gương xả thân vì nước như Nguyễn Viết Xuân, LaThị Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Thị Hồng Gấm,... cùng biết bao anh hùng, liệt sĩ khác đã lập nên những chiến công hết sức vẻ vang. 
Ðại thắng oanh liệt mùa xuân năm 1975 đã kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH. Trong thế kỷ 20, nhân dân ta lập nên kỳ tích đánh bại hai tên đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới là Pháp và Mỹ, tiếp nối truyền thống yêu nước, buất khuất, ý chí tự lực, tự cường của tổ tiên. 
Ðường lối của Ðảng và nhà nước trong thời kỳ cách mạng mới được toàn dân tích cực thực hiện. Công cuộc đổi mới đất nước đã mang lại những thành tựu hết sức to lớn. Sự lãnh đạo của Ðảng CSVN là nhân tố quyết định mọi thắng lợi  của nhân dân ta trong gần 70 năm qua. Vị thế của tổ quốc ta trên trường quốc tế ngày càng được cũng cố và nâng cao.

  

 

Bài 2 : Ðảng CSVN - người tổ chức, lãnh đạo mọi thắng lợi của CMVN


Ngày 3/2/1930, Ðảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước chuyển biến quyết định của cách mạng Việt Nam. Với cương lĩnh và đường lối đúng đắn, sáng tạo của mình, Ðảng Cộng sản Việt Nam  đã tổ chức, lãnh đạo cách mạng nước ta giành được những thắng lợi rất vẻ vang. Gần 7 thập kỷ qua, dân tộc ta đã vượt qua một chặng đường đấu tranh cực kỳ gian khó và đã giành được những thắng lợi rất đáng tự hào, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới : Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. 

Câu 1:  Ðảng CSVN ra đời trong bối cảnh nào và ý nghĩa lịch sử của sự  kiện đó? 
Ðáp: Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, với truyền thống  yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống giặc ở khắp nơi. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường  cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước. 
Nguyễn ái Quốc, nhà yêu nước vĩ đại, sau bao năm bôn ba khắp năm châu bốn biển  đã gặp được Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tìm được con đường cứu nước đúng đắn: "Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Ðây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến mở đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. 
Nguyễn ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin về Việt Nam, sáng lập và trực tiếp huấn  luyện cho Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, chuẩn bị đầy đủ về chính trị tư tưởng và chuẩn bị cho việc tổ chức thành lập Ðảng. 
Từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Hội nghị họp nhất 3 tổ chức cộng sản được triệu tập dưới sự chủ trì và lãnh đạo của Bác Hồ. Hội nghị đã thống nhất  thành lập một Ðảng thống nhất  lấy tên là Ðảng Cộng Sản Việt Nam  và thông qua các văn kiện : chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt,... Hội nghị họp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử như  Ðại hội thành lập Ðảng. 
Sự ra đời của Ðảng CSVN năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp  và đấu tranh dân tộc trong thời kỳ mới, là sản phẩm  của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công nhân  và phong trào yêu nước Việt Nam, là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử, là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị tư tưởng và tổ chức của các chiến sĩ cách mạng đứng đầu là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. 
Sự ra đời của Ðảng CSVN đã chứng tỏ rằng: giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Ðó là cột mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài  mấy chục năm đã được giải quyết. Từ đây cách mạng  Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng CSVN, một Ðảng Mác - Lê Nin, với đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc phát triển của đất nước. 

Câu 2: Ðảng đã lãnh đạo đấu tranh và khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 như thế nào? 
Ðáp: Với đường lối cách mạng, cứu nước đúng đắn, Ðảng ta đã qui tụ đoàn kết xung quanh mình tất cả các giai cấp và tầng lớp yêu nước  không phân biệt dân tộc, tôn giáo, xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn vàrộng khắp trong cả nước, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai. Qua 15 năm (1930 - 1945) lãnh đạo cách mạng, trải qua đấu tranh gian khổ, mặc dù gặp phải những tổn thất hy sinh to lớn, nhưng Ðảng  vẫn giữ vững ý chí chiến  đấu, kiên định cách mạng, trung thành với mục tiêu lý tưởng của mình. Ba cao trào cách mạng lớn (1930 - 1931; 1936 - 1939; 1939 - 1945)  là ba cuộc tổng diễn  tập cách mạng chuẩn bị lực lượng tạo cơ sở  giành thắng lợi cho cuộc chiến đấu mới. Nắm chắc thời cơ lịch sử, với nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức khởi nghĩa tài tình, Ðảng ta đã lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 thành công trọn vẹn. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân  Việt Nam đã vùng lên đập tan xiềng  xích nô lệ của chế độ thực dân, lật nhào chế độ phong kiến tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân. 
Ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh  ra nước Việt Nam  Dân chủ Cộng hòa - nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đưa dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới  - kỷ nguyên độc lập, tự do, tiến lên CNXH. Ðánh giá ý nghĩa lịch sử của giai đoạn này,  Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: " Chẳng những giai cấp lao động và  nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức  nơi khác cũng có thể tự hào rằng : lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nữa thuộc địa, một Ðảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc". 

Câu 3: Ðảng đã lãnh đạo  toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) như thế nào? ý nghĩa lịch của thắng lợi là gì? 
Ðáp: Vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  đã bị các nước đế quốc, các thế lực phản động cấu kết  chống phá rất quyết liệt hòng tiêu diệt chính quyền cách mạng còn non trẻ. Nhà nước ta lúc này hết sức khó khăn: nền kinh tế nghèo nàn xơ xác, nạn đói hoành hành, đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh của tổ quốc như "Ngàn cân treo sợi tóc". Song, Ðảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế -  xã hội an ninh quốc phòng,...Với đường lối sáng suốt, vừa cứng rắn về  nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, Ðảng ta đã huy động được sức mạnh đoàn kết toàn dân vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, củng cố giữ vững chính quyền cách mạng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài  chống thực dân Pháp xâm lược. 
Ngày 19/12/1946, Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ðáp lời kêu gọi đó, nhân dân  cả nước đã nhất tề đứng lên với quyết tâm "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Với đường lối kháng chiến  toàn dân, toàn diện, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Ðảng ta đã tổ chức, lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn, giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. 
Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (tháng 5/1954) đã đi vào lịch sử dân tộc ta như  một Bạch Ðằng, một Chi Lăng hay một Ðống Ða của thế kỷ XX, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của chủ nghĩa đế quốc, báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân cũ. Ðánh giá ý nghĩa của thắng lợi này, Hồ Chủ Tịch viết: " Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Ðó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và CNXH". 
Thắng lợi đó đã làm sáng tỏ một chân lý "Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ yếu, nhưng một khi đoàn kết đứng lên, kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính  Ðảng  Mác -  Lê Nin để giành độc lập và dân chủ thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược..." 

Câu 4: Ðảng lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược và đánh thắng đế  quốc Mỹ xâm lược ( 1954- 1975) như  thế nào? 
Ðáp: Với thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đặc điểm: đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền  với hai chế độ chính trị - xã hội đối lập  nhau. Con đường phát triển của cách mạng nước ta lúc này được  Ðảng xác định là phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược. 
Một là: tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc của cả nước. 
Hai là: tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền  Nam, chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
Như vậy, đặc điểm lớn nhất, nét độc đáo của cách mạng Việt Nam thời kỳ này  là một Ðảng thống nhất lãnh đạo nhân dân cả nước  tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có mối quan  hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cách mạng XNCH ở  miền Bắc giữ vai trò quyết  định nhất đối với toàn bộ sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Cách mạng  dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vị trí quan trọng, tác động trực tiếp  đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 
Hơn 20 năm cải tạo và xây dựng CNXH  ở miền Bắc, mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại chồng chất, đặc biệt từ năm 1965 trở đi, miền Bắc phải đương đầu  với cuộc chiến tranh phá hoại rất ác liệt của đế quốc Mỹ, nhưng dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân miền Bắc  đã kiên cường trong sản xuất và chiến đấu, giành được những thành tựu lớn, đồng thời chi viên đắc lực cho miền Nam,... Hàng triệu tấn lương thực và vũ khí, trang bị, hàng vạn thanh niên nam nữ hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu. "Miền Bắc đã dốc vào cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước  với toàn bộ sức mạnh của  chế độ XHCN, đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa của cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của CNXH". 
Ðế quốc Mỹ đã dùng mọi thủ đoạn, thử nghiệm mọi chiến lược, sử dụng mọi vũ khí và phương tiện  chiến tranh hiện đại  trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Qui mô, tính chất cũng như mức độ ác liệt của cuộc chiến  tranh  mà nhân dân phải đương đầu, chịu đựng chưa từng có trong lịch sử. Song, nhân dân miền Nam đã kiên cường chịu đựng gian khổ, hy sinh, kiên quyết đánh thắng Mỹ, xứng đáng với danh hiệu "Thần đồng tổ quốc", sát cánh cùng đồng bào miền Bắc đánh bại mọi âm mưu, chiến lược của Mỹ, góp phần trực tiếp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 
Trải qua 21 năm dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân cả nước đã chiến đấu kiên cường anh dũng, cùng với sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế, bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời  về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính  thời đại sâu sắc". 
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ  (4/1975) đã kết thúc vẻ vang  30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, hoàn thành cách mạng  dân tộc dân chủ trong cả nước, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ cả nước độc lập thống nhất đi lên CNXH. 

Câu 5:  Công cuộc xây dựng và bảo vệ  tổ quốc XNCN từ năm 1975 đến  nay đã thu  được những thành tựu như thế nào? 
Ðáp: 
Sau năm 1975, đất nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, có những thuận lợi cơ bản  song cũng không ít khó khăn, với nền kinh tế  chủ yếu là sản xuất nhỏ, nghèo nàn, hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề, chủ nghĩa đế quốc và bonù phản động quốc tế cấu kết với nhau bao vây, chống phá rất  quyết liệt. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng,  nhân dân ta đã vượt những khó khăn trở ngại  thu được nhiều thành tựu. 
- Ðã nhanh chóng hoàn thành việc thống nhất nhà nước về mọi mặt, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước (ngày 24/4/1976) đã đạt kết quả tốt đẹp. Các đoàn thể cách mạng cũng nhanh chóng được thống nhất. 
- Nhân dân cả nước hăng hái tham gia khôi phục  kinh tế, khắc phục hậu quả  chiến tranh, ổn định sản xuất và đời  sống. 
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh biên giới  bảo vệ vững chắc biên cương của tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. 
Tuy vậy những thành tựu về kinh tế xã hội đạt được trong 10 năm xây dựng  (1975 - 1985) còn hạn chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, gay gắt. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Ðại hội VI của Ðảng đã nghiêm khắc kiểm điểm  chỉ ra những yếu kém của mình trong lãnh đạo quản lý kinh tế,  đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng  CNXH ở nước ta. 
Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ VII của Ðảng (1991)  đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá  độ lên CNXH, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội  đến năm 2000, các nghị quyết  của Ðại hội VII, Ðại hội VIII, và các nghị quyết TW sau đó đã cụ thể hóa hơn nữa  đường lối đổi mới ở nước ta. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đãvượt qua  một  giai đoạn thử thách gay go, cách mạng nước ta không những đứng vững mà còn vượt lên đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng còn một số mặt chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là  chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã hoàn thành về cơ bản, cho phép chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. 

Câu 6: Nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi  của Việt  Nam là gì? 
Ðáp: Nhìn lại chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam suốt gần 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân ta đãvượt qua bao gian nan thử thách, đưa cách mạng đi từ thắng lợi đến thắng lợi khác, viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc. Trong chặng đường đó, Ðảng CSVN, luôn luôn đứng giữa trung tâm của các sự kiện vĩ đại  đó và thực tiễn lịch sử  đã khẳng định: sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Ðảng là nhân tố hành đầu quyết định  mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 
Ðảng không có lợi ích nào khác  ngoài việc phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Giành độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng. Trong phong ba bão táp, Ðảng ta đã kiên định vững vàng, không xa rời mục tiêu lý tưởng, không run sợ trước kẻ thù, không nhụt chí trước những khó khăn chồng chất, không hạ thấp vị trí tiên phong chiến đấu và trách nhiệm là người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng, một lòng một dạ phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. 
Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Ðảng, lấy chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng  và kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Ðảng không ngừng làm giàu trí tuệ của mình, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Ðảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Với những phẩm chất  tốt đẹp đó đã tạo nên sức mạnh của Ðảng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Ðảng  đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của Ðảng cũng còn có những yếu kém thậm chí có lúc sai phạm, khuyết điểm. Song điều quan trọng, Ðảng đã sớm phát hiện ra những yếu  kém, khuyết điểm của mình. Ðảng công khai tự phê bình, nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâm sửa chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Ðảng vẫn được nhân dân tin yêu, thừa nhận Ðảng là đội tiền phong chính trị, người lãnh đạo duy nhất của dân tộc. Thực tiễn lịch sử  đã khẳng định: ở nước ta, ngoài Ðảng CSVN không lực lượng chính trị nào có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng. Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng Ðảng ta thật vĩ đại.
Học tập nghiên cứu để hiểu biết về quá trình đấu tranh cách mạng và truyền thống của Ðảng không phải chỉ để  tự hào về truyền thống của Ðảng mà quan trọng hơn là thanh niên cần nâng cao hơn nữa niềm tin vào sự lãnh đạo của Ðảng, ra sức phấn đấu thực hiện đường lối chủ trương của Ðảng, để công cuộc đổi mới giành thắng lợi to lớn hơn. Mặt khác trên những vị trí công tác, lao động và học tập của mình, thanh niên phải đóng góp vào công tác xây dựng,  bảo vệ Ðảng, góp phần làm cho Ðảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những Ðảng viên của Ðảng, đem tài năng và sức trẻ cống hiến cho sự nghiệp  của Ðảng, làm cho những thành tựu và truyền thống của Ðảng ngày càng lớn hơn và phong phú hơn.

  

 

Bài 3 : Con đường đi lên CNXH ở nước ta


Nắm vững ngọn cờ Ðộc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội là bài học kinh nghiệm xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta từ khi có Ðảng, là nguồn gốc thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Thực tiễn lịch sử Việt Nam trong vòng 70 năm qua đã khẳng định điều đó. 
Tuy nhiên sự biến động phức tạp của tình hình quốc tế, sự suy sụp của chế độ CNXH ở Liên Xô và Ðông Âu và những thách thức khó khăn trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, đã và đang tác động đến tư  tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Vì vậy làm rõ tính tất yếu của sự quá độ lên CNXH ở nước ta là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 

Câu1 :Vì sao độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn đúng đắn con đường phát triển của đất nước ta? 
Trả lời : Vào những năm đầu thế kỷ 20, nước ta đứng trước khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và sau khi bắt gặp được chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Bác khẳng định chỉ có CNXH và CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức :   "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng CNXH thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn". Ðường lối đó đã được Ðảng ta nêu ra trong chính cương, sách lược vắn tắt của Ðảng : "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ  địa để đi tới chủ nghĩa cộng sản". 
Sự lựa chọn này dựa trên cơ sở: 
Chỉ có CNCS - CNCS mới triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người và xã hội đem lại vị trí làm chủ nhân chính cho người lao động. CNXH xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, cơ sở và nguồn gốc kinh tế sinh ra tình trạng bóc lột người, xác lập chế độ công hữu về tư  liệu sản xuất chủ yếu, cơ sở kinh tế đảm bảo cho nhân dân thoát khỏi đói nghèo, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, văn minh tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. 
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. 
Sức mạnh và thành tựu của CNXH, tính ưu việt của CNXH đã thức tỉnh nhân loại, tạo khả năng đoàn kết các dân tộc để giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, buộc CNTB phải điều chỉnh chính sách có lợi cho người lao động,... 
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong gần 70 năm qua dưới sự lãnh đạo của Ðảng đã khẳng định được tính đúng đắn của sự lựa chọn đó. 
Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Ðông Âu sụp đổ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Ðảng Cộng sản phạm những sai lầm về đường lối chính trị, tư tưởng tổ chức bắt đầu từ sự phản bội của người lãnh đạo chủ chốt. Sự đổ vỡ đó không có nghĩa là sự sụp đổ của học thuyết về CNXH, không phải là sự sụp đổ của phong trào XHCN thế giới, bởi vì hiện nay một số nước XHCN vẫn đang tiếp tục đứng vững và phát triển. Nghị quyết của Ðại hội VIII của Ðảng chỉ rõ : "Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử". 
Trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng còn các khuyết điểm, yếu kém nhưng vấp váp sai lầm. 
Ðảng ta sớm nhận thức ra những thiếu sót khuyết điểm. Ðảng đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện vì CNXH, với quyết tâm và trí tuệ của toàn Ðảng và sự tham gia tích cực của nhân dân, công cuộc đổi mới của nước ta trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, khẳng định đường lối đổi mới là đúng đắn. 
Xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn, cả tình hình trong nước và kinh nghiệm quốc tế, muốn thay đổi căn bản cuộc sống của người lao động từ kiếp nô lệ, làm thuê trở thành người làm chủ không có con đường nào khác ngoài con đường đi lên CNXH. Mọi con đường khác đều không được nhân dân ta chấp nhận. Vì vậy hơn lúc nào hết, chúng ta cần kiên định vững vàng với mục tiêu, lý tưởng mà Ðảng và Bác Hồ đã lựa chọn là con đường đi lên CNXH. 

Câu 2 : CNXH mà chúng ta xây dựng là một xã hội như thế nào? 
Trả lời : Việc hình thành những quan niệm về  CNXH và con đường tiến lên CNXH là công việc rất khó khăn, đặt biệt trong tình hình hiện nay. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, với trí tuệ của toàn Ðảng, toàn dân, cương lĩnh của Ðảng ta chỉ rõ hội XHCN mà chúng ta xây dựng là một hội : 
- Do nhân dân lao động làm chủ. 
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. 
- Có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. 
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân toàn thế giới. 
Sáu đặc điểm nêu trên thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ CNXH mà nhân dân ta sẽ xây dựng, một xã hội tiến bộ nhất so với các chế độ hội đã có trước đây.Trong xã hội đó, nhân dân lao động là người chủ duy nhất của xã hội. Nó chi phối và thực hiện trong toàn bộ thể chế của xã hội đều hướng vào việc đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ðó là sự khác nhau về chất giữa CNXH với các chế độ trước đó. CNXH ở giai đoạn trưởng thành phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và lực lượng sản xuất hiện đại, là cơ sở kinh tế để xóa bỏ chế độ người bóc lột người, con người được giải phóng có điều kiện phát triển toàn diện, tạo ra sự bình đẳng trong xã hội và đoàn kết giữa các dân tộc, có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. CNXH mà chúng ta xây dựng không chỉ có nền kinh tế phát triển cao mà còn phải xây dựng một nền văn hóa tương ứng, nền văn hóa "Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Ðiều đó, đảm bảm sự phát triển hài hòa, lành mạnh của CNXH. 
Tất cả các điểm trên gắn bó mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất vừa làm tiền đề, điều kiện vừa tác động lẫn nhau  trong quá trình phát triển. 

Câu 3 : Những phương pháp cơ bản của quá trình xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc XHCN ở nước ta là gì? 
Trả lời : Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tổng kết kinh nghiệm thành công và cả những kinh nghiệm chưa thành công trong thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta và các nước khác, đặc biệt là những kinh nghiệm của những năm đổi mới, Ðảng ta đã nêu ra những phương hướng cơ bản xây dựng CNXH ở nước ta. Những phương hướng cơ bản đó định hướng con đường đi lên CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Những phương hướng cơ bản là : 
Một là :Xây dựng Nhà nước XHCN Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nguyên kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. 
Việc xây dựng Nhà nước XNCN được đặt lên hàng đầu, bởi vì vấn đề chính quyền luôn luôn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Nhà nước vững mạnh sẽ là công cụ quan trọng nhất thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng CNXH. Phương hướng này còn chỉ rõ bản chất giai cấp tính nhân dân của Nhà nước XHCN đặt dưới sự lãnh đạo của Ðảng. 
Hai là : Phát triển lực lượng sản xuất. Công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở  vật chất kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội cải thiện đời sống nhân dân. 
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển đi lên thì chỉ có thông qua con đường công nghiệp hóa, trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện vừa là yêu cầu cơ bản, vừa bức xúc hiện nay. Ðiều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại đáp ứng đòi hỏi của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. 
Ba là: Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng hóa về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiền thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làchủ yếu. 
Bốn là : Tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác - Lê Nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên CNXH. 
Năm là: Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập họp mọi lực lượng, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước XHCN với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. 
Sáu là :  Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng. 
Ðặt nhiệm vụ trọng tâm xây dựng đất nước lên hàng đầu, nhưng không coi nhẹ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Vì thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng đất nước sẽ làcơ sở đảm bảo về vật chất và tinh thần để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Và ngược lại, bảo vệ Tổ quốc vững chắc là điều kiện đảm bảo cho nhiệm vụ xây dựng cho đất nước. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ với nhau một cách toàn diện. 
Bảy là :  Xây dựng Ðảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm với nhiệm vụ, bảo đảm cho Ðảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.
Vai trò quyết định, nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng là sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng. Xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt, Ðảng phải thực sự trong sạch vàvững mạnh, đủ sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Muốn vậy, Ðảng phải thường xuyên tự đổi mới và tự chỉnh đốn, làm tròn trách nhiệm của mình, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân. 

Câu 4 : Trước những khó khăn và thách thức mới, liệu chúng ta có khả năng xây dựng thành công CNXH không? 
Trả lời : Chúng ta đang xây dựng CNXH trong hoàn cảnh có những khó khăn và thách thức rất lớn, nhưng chúng ta cũng có những thời cơ và thuận lợi rất cơ bản : 
Một là : Chúng ta có sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, một Ðảng giàu tinh thần cách mạng, vững vàng sáng tạo đã kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, có kinh nghiệm lãnh đạo qua các thời kỳ cách mạng, đặt biệt kinh nghiệm của những năm đổi mới. Thành tựu to lớn của hơn 10 năm đổi mới vừa qua có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và xây dựng CNXH ở nước ta, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ đã cơ bản hoàn thành cho phép ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới : Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con đường đi lên CNXH  ở nước ta ngày càng xác định rõ hơn. Ðó chính là cơ sở để chúng ta có thể khẳng định dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, nhân dân ta nhất định xây dựng thành công CNXH. 
Hai là : Ðội ngũ cán bộ, đảng viên của Ðảng số đông đã trải qua rèn luyện thử thách trong thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng, họ gắn bó với Ðảng với chế độ, trung thành, nhất trí với đường lối của Ðảng, đang ngày đêm hăng say tận tụy với công việc nhằm biến đường lối của Ðảng thành hiện thực sinh động. Ðảng đã lựa chọn được ban lãnh đạo đoàn kết, trung thành với sự nghiệp của cách mạng, vững vàng về chính trị, có khả năng lãnh đạo đất nước, đối phó với những khó khăn, thách thức để đưa cách mạng tiếp tục đi lên theo con đường XHCN. 
Ba là : Việt Nam có gần 80 triệu dân, nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù, thông minh, sáng tạo. Trải qua thực tiễn cách mạng, ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân đã được nâng cao, gắn bó với chế độ, với Ðảng. Qua kinh nghiệm của bản thân, qua thực tiễn của tình hình chính trị trên thế giới và trong nước những năm qua nhân dân càng nhận rõ : Chỉ có đi theo một Ðảng, đi theo con đường của CNXH mà Ðảng và Bác Hồ đã tìm ra, thực hiện đường lối của Ðảng thì đất nước mới phát triển, cuộc sống của nhân dân mới được ấm no, tự do và hạnh phúc. Ðó là cơ sở chính trị quan trọng, quyết định sự thắng bại của cách mạng. 
Từ những bài học của cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua, nhất là những kinh nghiệm thu được trong những năm đổi mới, chúng ta có cơ sở khoa học để tin tưởng rằng :Với chủ nghĩa yêu nước truyền thống quý báu của dân tộc ta, với tinh thần chủ động sáng tạo, ý chí tự lực tự cường của nhân dân ta, lại có sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng cách mạng kiên cường, với sự giúp đỡ và hợp tác của bạn bè quốc tế, nhân dân ta có đủ khả năng xây dựng thành công CNXH trên đất nước ta, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập tự do và tiến bộ xã hội. 
Sự nghiệp cách mạng vĩ đại đó, Ðảng và nhân dân đặt niềm tin rất lớn ở thanh niên vì thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, người kế tục sự nghiệp của cha anh. Với những truyền thống vẻ vang của mình, thanh niên sẽ làm việc và cống hiến nhiều cho công cuộc đổi mới, xứng đáng với niềm tin của Ðảng và nhân dân.trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Ðảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Với những phẩm chất  tốt đẹp đó đã tạo nên sức mạnh của Ðảng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Ðảng  đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của Ðảng cũng còn có những yếu kém thậm chí có lúc sai phạm, khuyết điểm. Song điều quan trọng, Ðảng đã sớm phát hiện ra những yếu  kém, khuyết điểm của mình. Ðảng công khai tự phê bình, nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâm sửa chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Ðảng vẫn được nhân dân tin yêu, thừa nhận Ðảng là đội tiền phong chính trị, người lãnh đạo duy nhất của dân tộc. Thực tiễn lịch sử  đã khẳng định: ở nước ta, ngoài Ðảng CSVN không lực lượng chính trị nào có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng. Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng Ðảng ta thật vĩ đại. 
Học tập nghiên cứu để hiểu biết về quá trình đấu tranh cách mạng và truyền thống của Ðảng không phải chỉ để  tự hào về truyền thống của Ðảng mà quan trọng hơn là thanh niên cần nâng cao hơn nữa niềm tin vào sự lãnh đạo của Ðảng, ra sức phấn đấu thực hiện đường lối chủ trương của Ðảng, để công cuộc đổi mới giành thắng lợi to lớn hơn. Mặt khác trên những vị trí công tác, lao động và học tập của mình, thanh niên phải đóng góp vào công tác xây dựng,  bảo vệ Ðảng, góp phần làm cho Ðảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những Ðảng viên của Ðảng, đem tài năng và sức trẻ cống hiến cho sự nghiệp  của Ðảng, làm cho những thành tựu và truyền thống của Ðảng ngày càng lớn hơn và phong phú hơn.

 

Bài 5 : Tuổi trẻ Việt Nam phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang...


Câu 1: Những truyền thống cách mạng vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam là gì? 
Ðáp: 
1. Truyền thống cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam luôn gắn liền với những truyền thống vẻ vang của dân tộc và đã được khẳng định, đó là: 
a. Truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Dù ở bất cứ thời điểm nào, thế hệ trẻ Việt Nam cũng là lớp người tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân ta, luôn đi đầu sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Truyền thống yêu nước quý báo này được biểu hiện hết sức rực rỡ trong các hoàn cảnh: 
- Khi Tổ quốc lâm nguy vì họa ngoại xâm. 
- Khi phải đương đầu với thiên tai khắc nghiệt. 
- Trong cuộc phấn đấu vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và trong quá trình phát triển đất nước. 
b. Truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. 
Truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của nhân dân ta luôn được thế hệ trẻ giữ vững và phát huy từ đời này sang đời khác, đó là ý chí mạnh mẽ cải tạo thiên nhiên, lên rừng, ra biển vì sự phát triển của từng cộng đồng làng xã và của đất nước. Truyền thống quí báu này được thể hiện: 
- Trong lao động, chăm chỉ, cần cù một nắng, hai sương, chịu thương, chịu khó khai phá ruộng hoang, quai đê lấn biển 
- Trong sự sáng tạo chinh phục thiên nhiên qua các công trình quốc kế, dân sinh (hệ thống đê điều, các công trình thủy lợi, công cuộc lập ấp, dựng làng ). 
- Trong xây dựng, kiến trúc đã sáng tạo nên những công trình văn hóa vật thể (chùa chiền, cung điện, đền đài,) có giá trị lớn. 
   + Truyền thống hiếu học: 
- Từ đời này sang đời khác, hiếu học là truyền thống tốt đẹp của nhân dân và thanh niên ta. Học để nâng cao hiểu biết, học trong sách, học ngoài đời, học từ cái nhỏ đến cái lớn. như ông cha ta đã có câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở". 
Truyền thống hiếu học làm sản sinh cho đất nước nhiều nhân tài về mọi mặt: Xã hội, kinh tế, quân sự, Trong số những "Vì sao đất nước" ấy, nhiều người đã thành danh khi còn rất trẻ. 
   + Truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau: 
Tổ tiên ta đã lấy sự đoàn kết làm sức mạnh. Truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau được trao truyền và phát huy trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. 
Truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau tạo nên động lực tinh thần và thái độ ứng xử văn hóa "Tình làng nghĩa xóm" rất độc đáo Việt Nam trong các cộng đồng của dân tộc, trong lớp người cùng lứa tuổi và rộng ra trong toàn thể đồng bào. 
c. Từ khi có Ðảng đến nay, những truyền thống quý báu nêu trên được giữ gìn và phát huy, đặc biệt là được bổ sung thêm những nội dung mới, kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và tính hiện đại : 
- Truyền thống yêu nước nồng nàn được nâng lên thành yêu nước XHCN, sẵn sàng xả thân vì lý tưởng của Ðảng, vì chủ nghĩa quốc tế cao cả. 
- Truyền thống lao động anh dũng, sáng tạo được nâng lên trở thành truyền thống sáng tạo, tiến quân vào khoa học kỹ thuật, tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới. 
- Truyền thống hiếu học, say mê tìm tòi được nâng lên trở thành truyền thống học tập gắn liền với lao động, sản xuất, học tập vì dân giàu nước mạnh để sánh vai với cường quốc năm châu. 
- Truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau được nâng lên thành tinh thần hữu ái giai cấp, hòa nhập trong cộng đồng và hội nhập quốc tế. 

Câu 2 : Nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới là gì? 
Ðáp: Ðảng ta đã xác định nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ mới là : " Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một giai đoạn của quá trình phát triển xã hội, là sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế từ nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ với khoa học và công nghệ hiện đại. Giai đoạn này phải được đánh dấu sự thay đổi về tính hiệu quả, tính công nghiệp, tính bền vững của sự phát triển. 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta theo định hướng XHCN thể hiện ở các mục tiêu sau : 
- Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý. 
Lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động máy móc, điện khí cơ bản được thực hiện trong cả nước, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hiện nay, GDP tăng từ 8 đến 10 lần so với năm 1990. Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp vẫn phát triển mạnh, nhưng công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao. Khoa học - Công nghệ phát triển, hiện đại. 
- Có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ phân phối gắn kết với nhau, phát huy được các nguồn lực, tạo ra động lực mạnh mẽ thuíc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế. Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể. Kinh tế tư bản Nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến. 
- Nhân dân có đời sống vật chất và tinh thần cao ; Quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Về đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần  nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc. 
Thực hiện các mục tiêu trên là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, là một bước tiến lớn trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 

Câu 3: Trách nhiệm lịch sử của thanh niên trong thời kỳ cách mạng mới của đất nước làgì?
Ðáp: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, to lớn, đòi hỏi toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, ý thức tự lực, tự cường, ý thức cần kiệm, nắm bắt thời cơ, vận hội, vượt qua mọi khó khăn, thách thức  để thực hiện cho bằng được. 
Bác Hồ đã nói: " Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên". Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không phải là nhiệm vụ trong vài năm mà phải thực hiện trong vài ba chục năm. Vì thế, thanh niên là lực lượng có ý nghĩa quyết định hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
Từ trước đến nay, thanh niên luôn luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong cuộc kháng chiến cứu nước cũng như  trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, đất nước cần có một đội ngũ đông đảo những người có đức, có tài, đủ khả năng thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðó là đội ngũ cán bộ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn trẻ, khỏe với trình độ cao; những nhà quản lý, kinh doanh giỏi, am hiểu nhiều lĩnh vực; những người hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao xuất sắc; đội ngũ đông đảo công nhân lành nghề để tiếp nhận công nghệ tiên tiến trong những ngành nghề mới, hiện đại.   Lực lượng này là nguồn nhân lực trẻ để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Vai trò và trách nhiệm lịch sử của thanh niên trong thời kỳ phát triển mới của đất nước là đi đầu, xung kích, sáng tạo thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Câu 4: Những điểm mạnh và hạn chế của thanh niên ta hiện nay là gì ? 
Ðáp: 
a. Thanh niên ta có thế mạnh và khả năng to lớn. 
- Thanh niên là nguồn  nhân lực trẻ, đầy tiềm năng để hoàn thành trách nhiệm lịch sử của mình. 
- Trong các yếu tố để phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia ở thời đại hiện nay, yếu tố nguồn  lực con người là quyết định nhất. Thanh niên chiếm vị trí trung tâm trong chiến lược của Ðảng về bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam. 
- Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu: Dân tộc ta là dân tộc trẻ, những người dưới 30 tuổi chiếm gần 70% dân số, lực lượng thanh niên (từ 15 đế 30 tuổi) chiếm 28,2% dân số, chiếm 49,9% lực lượng lao động xã hội của nước ta. Ðây là một tiềm năng vô cùng to lớn. 
- Thanh  niên nước ta mang trong mình truyền thống cách mạng, tiếp thu, kế thừa bản sắc văn hóa, truyền thống đạo lý của dân tộc, luôn tin vào sự lãnh đạo của Ðảng, đoàn kết chặt chẽ thành lực lượng tin cậy của Ðảng và dân tộc. 
- Thanh niên nước ta ngày nay có trình độ học vấn cao hơn trước, tiếp thu nhanh, năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên và tinh thần cầu tiến bộ, có khả năng nắm vững khoa học - công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của CNH, HÐH. 
- Là lớp người trẻ tuổi, thanh niên lànguồn nhân lực có sức khỏe dồi dào.Ðược nhà nước, gia đình và xã hội chăm sóc, thể lực của thanh niên ngày càng được tăng lên đáng kể. 
- Trong thanh niên đã và đang xuất hiện những tài năng trẻ, những điển hình tiên tiến xuất sắc  trên mọi lĩnh vực, là những tấm gương tiêu biểu cho phẩm chất và năng lực của thế hệ trẻ nước ta. 
- Ðược sự lãnh đạo của Ðảng, thế hệ trẻ Việt Nam nhất định sẽ phát huy tốt những tài năng to lớn, hoàn thành trách nhiệm lịch sử của mình trong thời kỳ mới. 
b. Bên cạnh đó, thanh niên ta hiện nay cũng còn  những hạn chế so với yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần được nhanh chóng khắc phục như trình độ học vấn, nghề nghiệp chưa cao, tác phong làm việc, lao động công nghiệp còn yếu, thể  lực nói chung thấp, một bộ phận thanh niên còn chưa xác định rõ lý tưởng, thiếu hoài bão lớn, sai lệch về đạo đức, lối sống, mắc phải tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. 

Câu 5: Ðể phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên chúng ta cần làm gì? 
Ðáp : 
a. Rèn đức luyện tài, phấn đấu trở thành những con người mới: 
Bác Hồ đã nói: "Muốn có CNXH phải có những con người mới XHCN". Con người mới trong thời kỳ cách mạng hiện nay là con người có "Lý tưởng cao đẹp, có y ựthức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khỏe  và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính", có "Hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năng động, sáng tạo, làm chủ được khoa học và công nghệ mới, vươn lên ngang tầm thời đại, sánh  vai cùng các nước trên thế giới". 
- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta, kiên định lý tưởng "Ðộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội". Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm rửa nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu biến mục tiêu của Ðảng: dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh thành hiện thực. 
- Nâng cao ý thức cảnh  giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế  lực thù địch, bảo vệ Ðảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong việc giữ gìn  trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia. 
- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ  học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới, vươn lên ngang tầm thời đại. 
- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Ðảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đưa đất nước cóự  vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. 
- Giữ gìn và phát huy  bản sắc văn hóa  dân tộc  Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Hiểu biết, yêu  quý trân trọng các truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc, thấm nhuần và thực hành các giá trị tinh thần, truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu tri thức bản thân và xây dựng tinh thần quốc tế chân chính. 
- Xây dựng nếp sống văn hóa: nếp sống thể hiện trong tất cả hoạt động của con người như hoạt động lao động sản xuất, hoạt động học tập, hoạt động trong thời gian rảnh rỗi. Thanh niên chúng ta cần rèn luyện, xây dựng cho mình nếp sống văn hóa tập trung trong các lĩnh vực sau: 
+ Xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng. 
+ Xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình. 
+ Xây dựng nếp sống văn hóa trong lao động công tác. 
+ Xây dựng nếp sống mới trong cưới xin. 
+ Xây dựng nếp sống cần kiệm. 
- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể để nâng cao thể lực 
b. Hăng hái thi đua yêu nước, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện lời Bác Hồ dạy: 
"Ðâu Ðảng cần thanh niên có 
Việc gì khó có thanh niên" 
sẵn sàng đảm nhận các công việc khó khăn, gian khổ, tình nguyện xung phong lên rừng, xuống biển để xây dựng quê hương, đất nước. 
- Luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công với tinh thần tự giác cao. 
- Tích cực tham gia hai phong trào lớn "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước" và tham gia các chương trình hành động cách mạng do Ðoàn phát động để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, của đất nước. 
- Chăm lo dìu dắt, giáo dục thiến niên nhi đồng. 
- Làm theo lời Bác Hồ dạy: 
"Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền 
Ðào núi và lấp biển 
Quyết chí ắt làm nên" 
Thanh niên Việt Nam quyết tâm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, cùng toàn Ðảng, toàn dân hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

 


TIN LIÊN QUAN


TIN TỨC - SỰ KIỆN

Xem thêm...

Nhà cái Đăng ký tặng tiền khuyến mãi trải nghiệm

Trụ sở chính: Số 54 - Khu Liên Phương - P. Phương Đông - TP Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 02033.854497 - Fax:02033.854302

được bảo vệ bởi bản quyền: Nhà cái Đăng ký tặng tiền khuyến mãi trải nghiệm nền tảng

Địa điểm đào tạo số 02: Nguyễn Văn Trỗi - P. Cẩm Thủy - TP Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 02033.862091 - 02033.969661 - Fax:02033.864950

Email: [email protected] - [email protected]

TAG BÀI VIẾT

BẢN ĐỒ CHỈ DẪN

PAGE FACEBOOK

Xét tuyển trực tuyến Nhập học trực tuyến
Xét tuyển trực tuyến
Nhập học trực tuyến